Độ giòn của gỗ là gì?
Độ giòn của gỗ (Modulus of Rupture): thường được viết tắt là MOR, (đôi khi được gọi là cường độ uốn), là thước đo cường độ của mẫu gỗ trước khi vỡ (trong đó một mẫu gỗ có mặt cắt hình chữ nhật được uốn cong cho đến khi gãy). Nó có thể được sử dụng để xác định sức mạnh tối đa của một loài gỗ. Không giống như suất đàn hồi dùng để đo độ co giãn của gỗ mà không đo được sức mạnh tối đa của gỗ. Có nghĩa là, một số loài gỗ sẽ có sức đàn hồi tốt nhưng lại không dễ dàng phá gãy.
Độ giòn của gỗ (Modulus of Rupture) được biểu thị bằng lực pound-force trên inch vuông (lbf / in2) hoặc megapaschals (MPa). Con số này được thử nghiệm dựa trên gỗ đã được sấy khô đến độ ẩm 12%.
Về mặt thực tế, bản thân con số độ giòn của gỗ không thể hiện hết ý nghĩa của nó. Nhưng nó trở nên rất hữu ích khi sử dụng so sánh với các loại gỗ khác. Ví dụ, gỗ Hồ Đào Hickory được biết là loại gỗ có tính chất sức mạnh tuyệt. Gỗ hồ đào có MOR là 20.200 lbf / in2 (139.3 MPa). Trong khi đó gỗ sồi đỏ red Oak là một loại gỗ nổi tiếng khác được sử dụng trong tủ và đồ nội thất, và có MOR 14.300 lbf / in2 (98.6 MPa).
Dưới đây là sơ đồ cho độ giòn của gỗ (Modulus of Rupture) (đường bên trên) và sức chịu nén của gỗ (Crushing Strength) (đường bên dưới).